Rằm tháng 4 âm lịch năm nay là chính lễ Phật Đản, cúng thế nào cho đúng?

Thông bạch số 88/TB-HĐTS năm 2024 của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam nêu rõ từ ngày 1/4 đến 15/4 Âm lịch (tức ngày 8/5 đến 22/5 Dương lịch) là thời gian tổ chức tuần lễ Phật Đản năm 2024. Cũng theo Thông bạch này, chính lễ Phật đản là ngày 15/4 âm lịch năm Giáp Thìn, tức ngày 22/4/2024 dương lịch.

Theo thông lệ, trong Đại lễ Phật Đản, các Phật tử thực hiện các nghi thức như dâng cúng, tặng hoa, nghe thuyết dạng. Các nghi thức này nhằm vinh danh Tam bảo – Phật, Pháp, Tăng.

Bên cạnh đó, trong dịp lễ Phật Đản, Phật tử cũng tham gia các hoạt động như ăn chay, giữ ngũ giới, bố thí, làm việc thiện. Những việc này đều hướng tới mục đích mang ánh sáng chân lý của Phật vào cuộc sống, chia sẻ niềm vui, hòa bình, an lạc, giảm đau khổ trên thế gian.

Với các gia đình, nếu muốn tổ chức lễ Phật Đản tại nhà thì có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

Mâm cúng Rằm tháng 4 âm lịch – lễ Phật Đản có gì?

Năm 2024, chính lễ Phật Đản diễn ra vào ngày Rằm tháng 4 âm lịch (15/4 âm lịch).Năm 2024, chính lễ Phật Đản diễn ra vào ngày Rằm tháng 4 âm lịch (15/4 âm lịch).

Thông thường, các mâm cúng nói chung cần phải đảm bảo sự tôn kính, trang trọng. Khi chuẩn bị mâm cúng Rằm tháng 4 âm lịch – lễ Phật Đản tại nhà gia chủ cũng cần đảm bảo những yếu tố này. Mâm cúng có thể sử dụng các loại hoa quả, các vật phẩm khác. Lễ vật được sắp xếp gọn gàng, trang trí đẹp mắt, tạo nên không gian thờ cúng trang trọng, tôn nghiêm, thanh tịnh. Đặc biệt, lễ cúng Phật cần dùng các món chay, không dùng đồ mặn.

Với mâm lễ cúng Phật đản tại nhà, gia chủ có thể chuẩn bị một số vật phẩm như hoa (hoa cúc, hoa hồng…), hương, trầu cau, nước sạch, mâm ngũ quả (tùy chọn, nên chọn 5 loại quả có 5 màu sắc đại diện cho ngũ hành), mâm cỗ chay.

Một số nghi thức trong lễ Phật Đản

Tại gia đình, trước các lễ cúng nói chung, lễ Phật đản nói riêng, gia chủ cần phải thực hiện việc vệ sinh nhà cửa, vệ sinh nơi thờ cúng và sắp xếp vật phẩm thờ cúng lên bàn thờ. Khi thực hiện việc dọn dẹp và bài trí nơi thờ cúng, người làm cần ăn mặc chỉn chu, giữ cơ thể sạch sẽ, dùng khăn sạch, nước sạch để làm vệ sinh.

Với ban thờ Phật, trong dịp lễ Phật đản, gia chủ có thể thực hiện nghi thức tắm Phật. Theo Thông bạch của Giáo hội Phật giáo, các Phật tử có thể bày biện bồn tắm Phật trong nhà để thực hiện nghi thức tắm Phật. Bồn tắm cần đặt ở nơi trang nghiêm. Nghi thức tắm Phật mang ý nghĩa cầu hòa bình, an lạc. Bồn tắm Phật có thể là bồn, chậu, thau, tô cỡ lớn sạch sẽ. Xung quanh bồn tắm được bài trí đẹp mắt nhưng vẫn phải đảm bảo sự trang nghiêm. Nước tắm Phật là nước sạch nấu cùng hoa thơm, để nguội bớt và đổ vào bốn tắm đã chuẩn bị trước đó. Khi thực hiện nghi lễ tắm Phật, Phật tử sẽ dùng gáo sạch để múc nước thơm lên tôn Phật. Đặt bồn tắm Phật trong nhà để cung nghênh kim thân Phật.

Phật tử cần mặc lễ phục trang nghiêm, xông hương, tán hoa, thắp đèn, giữ tâm thanh tịnh đứng trước bàn thờ để thực hiện các nghi lễ.

Các Phật tử, các thành viên trong gia đình sẽ lần lượt tiến đến bàn lễ tắm Phật. Trong lúc này, mọi người tiếp tục niệm hồng danh đức Phật.

Sau khi tất cả thực hiện xong nghi lễ tắm Phật bằng nước thơm, hãy dùng khăn sạch để lau khô kim thân Phật.

Khi hoàn tất các nghi lễ trên, mọi người sẽ thực hiện việc sám hối, hồi hướng công đức với Tam bảo và chúng sinh.

Trong lễ Phật đản, Phật tử có thể nghe thuyết giảng Phật pháp, ăn chay, giữ ngũ giới, làm việc thiện, cầu nguyện, tri ân mong mọi người có cuộc sống an lạc, hạnh phúc, hòa bình.

Trong lễ Phật đản, Phật tử cũng cần chú ý lời ăn tiếng nói, không sát sinh.

Phật tử làm lễ Phật đản tại nhà thường đọc kinh Phật Đản (còn gọi là kinh Khánh đản, kinh Phật Đản Sanh).

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Tại sao tổ tiên chọn thịt gà, thịt lợn để dâпg cúпg mà lại khôпg cúпg vịt hay пgan? Đại kỵ gì ở đây?

Trong các vật phẩm dâng cúng thần linh gia tiên thì người Việt từ thời tổ tiên ông bà ta truyền lại là cúng gà, cúng lợn nhưng lại không bao giờ dùng vịt, ngan, ngỗng, trâu, bò chó.

Khi bày biện đồ cúng, đặc biệt vào các dịp lễ hay tuần rằm quan trọng thì thường không thể thiếu gà cúng hoặc lợn quay cả con, thủ lợn. Nếu bày mâm cỗ mời gia tiên về ăn như trong ngày giỗ chạp, Tết nhất thì nếu có những món vịt, ngan, chó, mèo, bò, trâu trong mâm cơm đãi khách nhưng trong mâm cơm cúng thì cũng thường không đặt các món đó vào, mà sẽ chủ yếu là khoanh giò, đĩa chả, tô canh măng, đĩa nộm, đĩa nem, gà chặt, rau củ xào, canh bóng bì… Tại sao lại có như vậy?
cung-ga-cung-lon-cung-vit
Vì sao gà và lợn được chọn là linh vật trong lễ cúng tế?

Từ xa xưa người Việt nuôi trâu bò để cày ruộng, chó mèo để giữ nhà, lợn, gà ngan vịt lấy thịt ăn. Việc trâu bò to lớn không thể giết mổ thường xuyên và là sức lao động nên quanh năm may ra mới có lần giết trâu bò. Bởi thế truyền thống xa xưa không có dâng cúng trâu bò.

Còn trong họ gia cầm, ngan gà, vịt thì xuất phát thời xa xưa gà cũng phổ biến hơn ngan, vịt. Hơn nữa gà trống là một linh vật mang tính oai vệ, và tiếng gáy gà trống rất linh thiêng. Gà trống biểu tượng cho sự kết nối giữa thần linh và con người. Tiếng gáy của gà trống báo hiệu ngày mới, đánh thức vạn vật. Cúng gà trống để thể hiện kết nối giữa con người với thần tiên, tổ tiên. Gà trống mang biểu trưng phong thủy và tâm linh cao. Trong khi đó ngan, vịt lạch bạch, chậm chạp không oai vệ, lại hay xì xoẹt không mang tính biểu trưng tốt lành. Tiếng kêu của ngan vịt lại không hay và đồng âm với những từ không tốt lành.

Còn lợn là một sinh vật biểu tượng cho sự phồn thực thịnh vượng nhàn nhã, sung túc. Nên cúng lợn cầu mong cho sự phồn vinh, và thể hiện sự hiến tế cho thần linh.
cung-ga-cung-lon-khong-cung-ngan-vit
Hơn nữa thịt trâu, bò chó, mèo, ngan,vịt có mùi hôi nên không được mang đi cúng, bởi mùi của chúng được xem là không thanh sạch để cúng tế. Lợn gà dâng lên gia tiên làm món ăn thì cũng là những loại thịt phổ biến gần như không gây dị ứng. Trong khi đó trâu bò chó ngan, vịt thì nhiều người không ăn được, nên đặt lên ban thờ nhiều thần, nhiều vị gia tiên tiền tổ có thể không hợp lý.

Chính bởi thế nên in sâu trong truyền thống người Việt thì chỉ gà và lợn trở thành vật phẩm cúng.
kieng-cung-thit-vit
Dâng cúng vịt gà , ngan ngỗng, trâu chó mèo có bị xui rủi?

Theo quan niệm truyền thống thì ngan, vịt, bò, trâu, chó không mang biểu trưng phong thủy với tư cách đồ cúng và tâm linh kết nối nên không dùng cúng mang ý nghĩa linh vật. Tuy nhiên nếu khi dâng mâm cơm cúng, trong đó có các món làm từ thịt bò, trâu, ngan, vịt đặt trên đĩa thì chúng xem như một món ăn dâng gia tiên, chứ không mang ý nghĩa linh vật. Thế nên cũng tùy theo gia đình mà cảm thấy điều đó có kiêng kỵ hay không. Tuy nhiên ban thờ thần linh và gia tiên cũng rất chú trọng về việc sạch sẽ và tránh những mùi khó chịu. Thế nên tốt nhất là bạn nên cẩn trọng khi dâng cúng những thực phẩm này. Hơn nữa, nếu gia tiên và thần linh đã không quen dùng những món ăn này thì việc cúng cũng như vô nghĩa, thừa thãi, thậm chí như thế có thể bị xem là không chỉn chu. Vậy thì tốt nhất khi đã dâng cúng xôi, gà lợn, hoa quả thì không nên dâng thêm những thứ chó mèo ngang ngỗng, vịt.

Việc thờ cúng thần linh và gia tiên có những kiêng kỵ nhiều hơn thờ Phật nên do đó bạn không nên đi trái với truyền thống và kinh nghiệm lâu đời của các cụ, vì cũng không tạo ra ý nghĩa gì trong lễ cúng.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *