Để không lâm vào cảnh “đứng cho vay, quỳ đòi nợ”, có 6 kiểu người tuyệt đối không dính dáng tới tiền bạc kẻo rước hoạ vào thân

Có một vị tỷ phú từng nói: “Điều khó nhất là gì? Là vay tiền. Người sẵn sàng cho bạn vay tiền, là quý nhân của bạn. Người cho bạn vay tiền khi bạn gặp khó khăn, không phải vì người ta lắm tiền, mà vì người ta muốn giúp bạn một tay.

Tuy nhiên, ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Nếu không may gặp phải người lợi dụng lòng tốt của người khác, vay mãi không trả sẽ khiến bạn rất mệt mỏi. Thế nên mới có câu ”đứng cho vay, quỳ đòi nợ”. Tốt nhất đừng dính dáng tới 6 kiểu người dưới đây, kẻo tiền mất, tình tan, ôm hoạ vào thân.

1. Bạn bè vay tiền để đầu tư và chi tiêu, và hứa lãi suất cao

Mặc dù người xưa nói với chúng tôi rằng “tá cấp bất tá cùng”, điều đó có nghĩa là bạn có thể cho những người có nhu cầu cấp bách vay tiền nhưng bạn không thể cho những người lười biếng vay tiền. Nhưng chúng ta cũng cần phân biệt rõ ràng vấn đề “khẩn cấp”.

Nếu một người bạn vay tiền để đầu tư, chẳng hạn như mua xe hơi, mua nhà, kinh doanh hoặc thậm chí là một dự án rủi ro hơn, chúng ta không thể cho vay tiền.

Lãi suất cao luôn đi kèm với rủi ro cao. Nếu một người bạn kiếm được tiền, anh ta có thể trả lãi cho chúng ta trong vài tháng đầu, nhưng nếu họ mất tiền, họ sẽ tìm ra những lý do khác nhau để trốn tránh, sau đó họ sẽ cãi lộn trở mặt và thậm chí hai bên sẽ tiến hành kiện tụng lẫn nhau. Kiện cáo là một quá trình dài, tốn nhiều thời gian và công sức mà cuối cùng bạn cũng sẽ không thể lấy lại được tiền, và hai người từ bạn bè sẽ trở thành kẻ thù.

2. Người thân có tính cách không đáng tin

Người ta thường nghĩ người thân dù gì cũng có chút máu mủ ruột thịt, sẽ không chơi xấu nhau. Nên vấn đề tiền bạc đôi khi lại dễ dãi với những người thân. Tuy nhiên thực tế cho thấy, mọi thứ không hoàn toàn là như vậy.

Hãy thử nghĩ, nếu cho người thân vay tiền nhưng sau đó họ lại không muốn trả, làm sao ta dám đòi, nhất là những người vốn dĩ có những thói hư tật xấu như lười biếng, tham lam, ỷ lại, lợi dụng… Những người bạn đã biết có tính cách như vậy thì càng không nên dính dáng chuyện bạc tiền, bởi nếu cho mượn thì đôi khi tiền mất mà tình cảm máu mủ ruột rà cũng sứt mẻ theo.

3. Kiểu người không có ý định trả nợ

Kiểu người này thì chắc chắn ai cũng muốn tránh xa ngàn dặm. Nhưng vấn đề là làm sao để ta biết một người đang định vay tiền ta có thuộc tuýp người này hay không.

Hãy thử dò hỏi họ vài vấn đề liên quan đến chuyện vay tiền của họ, quan điểm của người đó về tiền và vấn đề vay mượn. Hay để chính xác hơn ta nên tự đi điều tra, hỏi những người thân cận xem họ có từng có “sự tích” gì trong chuyện tiền nong không.

Vốn dĩ có những người vẫn sống với cái logic vớ vẩn là “tiền đã mượn được thì làm sao phải trả” hay “mượn mà không phải trả thì mới là oai”. Những người này chính là những kẻ tham lam lợi dụng, thích “chơi bẩn” khi có cơ hội và cũng không biết trân trọng thành quả lao động của người khác.

Gặp những kiểu người này bạn nên tuyệt đối tránh xa, vì cho họ mượn tiền đôi khi lại mất luôn cả mối quan hệ, nặng hơn còn là kiện tụng, ẩu đả, ảnh hưởng cả danh dự của chính bạn.

4. Người bỗng dưng xuất hiện để vay tiền

Người này với bạn vốn không giữ liên lạc với nhau, nay bỗng dưng xuất hiện và muốn vay tiền, chắc chắn bạn nên đặt một dấu chấm hỏi to tướng: Tại sao họ lại chọn ta làm đối tượng mượn tiền? Bởi nếu đã một thời gian dài không liên lạc, chẳng ai lại đủ can đảm đi mượn tiền, trừ khi có gì đó ẩn đằng sau.

Dù trong trí nhớ của bạn người đó cách đây nhiều năm là người tốt thì cũng đừng chủ quan. Vì bạn không hề biết bấy nhiêu năm không gặp, cuộc sống của họ thế nào. Mọi thứ đều vô thường kể cả tâm tính con người, bạn không rõ được bản chất hiện tại của họ, càng không rõ hành tung của họ, vậy khả năng tiền đưa đi không thể quay về là rất cao.

5. Người xa lạ

Cho người quen biết vay tiền đã lo, cho người ngoài mà ta không quen không biết còn rủi ro hơn. Đôi khi họ sẽ hứa hẹn những khoảng lợi ích khổng lồ hay lãi suất cao, nhưng nên nhớ quy luật của đầu tư là lợi nhuận càng cao rủi ro cũng sẽ càng cao.

Nếu như người xa lạ đó lại là bạn bè hay người quen của bạn thân hay người thân của bạn, mà người thân bạn lại làm người bảo lãnh thì sao. Lời khuyên trong trường hợp này là cũng không nên cho vay. Bởi nếu như người lạ kia trở mặt, mối quan hệ của bạn và người thân cũng sẽ gặp vấn đề, lúc đó bạn không thể bắt người thân trả nợ thay người kia, mà cũng không thể lấy lại được số tiền.

6. Người có tài chính và thu nhập không ổn định

Vay tiền, bạn cần phải hoàn trả. Với người có thu nhập ổn định, có khả năng sẽ trả. Còn người không có tài chính thu vào, thậm chí còn không thể trả nổi. Nhiều người không phải là không muốn trả lại tiền, nhưng họ thực sự không có khả năng trả lại.

Năng lực của họ chỉ đủ để chi tiêu sinh hoạt thường ngày, phải đi vay mượn một số tiền đáng kể vì lý do riêng chẳng hạn như mua nhà, thuê xe, làm đám cưới cho con cái… Dù họ có ký cam kết trả nợ với lãi suất cao đến mấy đi nữa thì cũng rất khó có đủ khả năng chi trả lại món nợ này.

Chính vì thế, nếu bạn có thừa khả năng thì coi như giúp đỡ, biếu tặng họ số tiền đó trong lúc khốn khó. Còn nếu không, tốt nhất bạn không nên sĩ diện mà cắn răng cho vay.

Nguồn: Vision Times

Theo Thể thao văn hoá

https://thethaovanhoa.vn/van-hoa-xa-hoi-247/de-khong-lam-vao-canh-dung-cho-vay-quy-doi-no-co-6-kieu-nguoi-tuyet-doi-khong-dinh-dang-toi-tien-bac-keo-ruoc-hoa-vao-than-n20221020143741772.htm

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *