Điều đáng sợ của đời người ⱪhông phải là làm sai mà chính là làm sai nhưng ⱪhông biết hổ thẹn. Có một số người làm ra những việc tổn hại đạo đức, nhưng lời nói của họ vẫn có chút ⱪhông ăn năn gì cả.
Tâm hổ thẹn
Một người mà biết hổ thẹn thì sẽ chẳng bao giờ làm những việc ⱪhông nên làm. Người biết xấu hổ thì mới có đạo đức tốt, ⱪhông bị hấp dẫn bởi danh và lợi. Người biết hổ thẹn mới có ý chí ⱪiên định ⱪhi đứng trước những được hay mất, danh hay lợi…
Người biết sỉ, biết hổ thẹn với những siu nghĩ, việc làm sai trái luân thường đạo lý thì mới ⱪhông bị nhục nhã. Người biết hổ thẹn thì biết nhìn nhận đến hậu quả của việc mình đã làm. Khi làm chuyện sai trái họ sẽ biết hối hận, ⱪhi cô phụ ⱪỳ vọng của người ⱪhác thì họ sẽ sinh ra tâm áy náy, ⱪhi có hành vi ⱪhông thỏa đáng họ sẽ tự cảm thấy có trách nhiệm.
Nói chung người biết liêm sỉ, hành vi của họ cũng sẽ có quy phạm, ⱪhông tùy tiện phóng túng.
Điều đáng sợ của đời người ⱪhông phải là làm sai mà chính là làm sai nhưng ⱪhông biết hổ thẹn. Có một số người làm ra những việc tổn hại đạo đức, nhưng lời nói của họ vẫn có chút ⱪhông ăn năn gì cả.
Chỉ có những người có tâm hổ thẹn mới có thể thủ giữ được lòng ngay chính của mình, mới có thể có được sự tự tôn. Người như vậy mới có thể giữ được ranh giới, quy phạm làm người.
Tâm ⱪính sợ
Người mà trong tâm ⱪhông biết ⱪính sợ thì chẳng bao giờ biết dừng lại. Trái lại thì người mà trong tâm ⱪhông biết sợ điều gì thì thật sự là nguy hiểm. Người trong tâm biết ⱪính sợ thì mới có thể bảo trì thái độ cẩn trọng, ⱪhông bị lạc mất tâm trí của chính mình.
Người biết ⱪính sợ cũng chính là người biết trân quý sinh mạng của bản thân.
Tâm nghiêm cẩn
Những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống hàng ngày lâu dần sẽ ở trong bất tri bất giác mà thay đổi thói quen đạo đức và quan niệm tư tưởng của một người.
Khi quan niệm tư tưởng của một người thay đổi, thói quen đã trở thành tự nhiên, thì họ sẽ hiện ra hành vi của người ấy.Hành vi này sẽ ảnh hưởng, thậm chí làm thay đổi cuộc đời của một người. Vì vậy người ta cần tu dưỡng nội tâm nghiêm cẩn trong từng suy nghĩ, lời nói và việc làm của họ.
Tại sao nước Mỹ lại không có sổ hộ khẩu và biên chế như Việt Nam?
Khi Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ tuyên bố thí điểm xóa bỏ biên chế giáo viên, dư luận đã rung chấn dữ dội.
Vào biên chế vì may mắn cắt tóc cho giáo sư
Một thời, hộ khẩu đi theo sổ gạo, tem phiếu, phân nhà ở Hà Nội. Vào biên chế coi như chỗ làm việc được bảo đảm suốt đời. Biên chế ở các bộ ngành Trung ương, ở Thủ đô, thì càng tuyệt.
Người viết bài này có việc khá dễ sau khi ra trường ở Ban Lan, có dịp cắt tóc cho một vị giáo sư thăm Warsaw giữa những năm 1970. Viện khoa học mới thành lập nên ông có ý đi tìm người. Sau khi tỷ tê hỏi tôi về ngành học, ông vui và nói: Cậu về chỗ mình làm việc.
Tôi tốt nghiệp về nước, lên tìm giáo sư, ông viết cho cái thư tay. Thế là sau một tháng tôi có quyết định về viện, hưởng lương tập sự và vào biên chế. Có hộ khẩu, có sổ gạo, có tem phiếu. Điều mơ ước của bao bạn trẻ lúc đó.
“Bán thân” vì hộ khẩu Hà Nội
Lúc đó tôi còn độc thân nên có anh bạn lớn tuổi giúp tìm vợ. Anh có vợ ở Hòa Bình. Chồng có hộ khẩu, vợ thì không, các con ăn theo mẹ ở quê, gia đình mỗi người một nơi, muốn cho con ra Hà Nội học thì phải có hộ khẩu, mà điều này như mơ lên sao Hỏa.
Anh có ý nhắm giới thiệu tôi cho con gái của một vị đại tá công an, có quyền cấp hộ khẩu. Anh thì thầm, cậu lấy được cô này thì mình được nhờ chuyển vợ về Hà Nội. Chuyện không đi tới đâu, nhưng vì cái hộ khẩu mà đôi khi người ta phải bán… thân, dù đó là thân trai.
Cũng đận đó, người bạn tôi cùng du học trở về phải nhận giấy công tác lên Thái Nguyên. Biết là lên rừng núi khi ấy sẽ tàn đời nên anh tìm mọi cách chạy chọt, dù hồi đó không chạy bằng tiền, mà bằng quan hệ.
Sau một năm toát mồ hôi hột, anh cũng nhận được một suất nằm bàn, ăn cơm tập thể như tôi, có hộ khẩu, có sổ gạo và tem phiếu như một cần câu cơm. Anh lấy vợ Hà Nội vì bên ngoại thấy anh có biên chế và hộ khẩu Thủ đô, yên ấm suốt một đời.
“Bố ốm nặng, về ngay”
Nhưng rồi sự phát triển từ một đất nước có 60% dân dưới mức đói nghèo sau mấy chục năm, tỉ lệ ấy chỉ còn 9-10% đã khiến nhu cầu đi lại, làm ăn và sinh sống không thể bó hẹp trong cái sổ hộ khẩu và quyết định biên chế.
Năm 1992, do vài biến cố ở cơ quan, công việc nghiên cứu nhàm chán, lương thấp, tôi quyết định làm đơn xin ra khỏi biên chế mà không hiểu lắm, nếu không còn biên chế thì sẽ khổ biết bao. Nào là lương hưu, nào là bảo hiểm và nhà 6,5m2 được phân cũng bị đòi lại.
Nghe tin đó, ông anh đánh bức điện “Bố ốm nặng, về ngay”. Hốt hoảng về làng thì tôi thấy bố đang nói chuyện với mấy bác hàng xóm. Hỏi sao phải về gấp, bố mẹ nghiêm mặt, nghe nói anh ra khỏi biên chế, vợ con chưa có, lấy gì mà ăn?
“Cả họ được vài người bằng cấp tiến sỹ như anh mà mất việc thì xấu hổ cả nhà. Anh nghĩ lại đi” – bố tôi nói.
Đương nhiên đã quyết rồi vì tôi đã lĩnh một cục 1,7 triệu (1993), liên hoan với các bạn hết 1 triệu, 700K mang tặng các cụ, thế là bye bye biên chế. Nhưng hộ khẩu vẫn còn, đời may.
Chuyện biên chế ở Mỹ
Từ khi ra khỏi biên chế tôi như con chim sổ lồng, hết làm cho UNHCR rồi World Bank, thậm chí còn sang Mỹ làm việc hơn chục năm, mới về hưu hai năm trước, và lương hưu do Tây trả, bảo hiểm của Tây hưởng đến lúc từ biệt cõi đời.
Sang Mỹ tôi cho các con đi học mới thấy họ không có hộ khẩu. Trẻ con đi học theo trường theo zipcode. Ở nhà khu nào học theo trường trong khu đó, bố mẹ phải trình ra địa chỉ nhà ở thông qua hợp đồng thuê nhà, nhà mua, hóa đơn trả tiền điện nước, để chứng tỏ là mình ở đó, ngang bằng cái hộ khẩu khốn khổ của nước mình.
Theo thống kê của Hoa Kỳ, có tới gần nửa người trong độ tuổi lao động không có việc làm toàn thời gian (full time job – 8 tiếng/ngày, 5 ngày/tuần). Và có việc làm toàn thời gian thì chưa chắc đã có biên chế (open ended).
Vì thế, việc chuyển việc từ bang này sang bang khác là bình thường với 90% người Mỹ. Nếu dựa vào hộ khẩu mà cho con đi học thì chắc chắn Hoa Kỳ đang tụt hậu sau Việt Nam. Quyền tự do chọn nơi làm việc, chọn nơi ở, cho con tới trường thuộc về hiến pháp.
Có một chi tiết quan trọng là hợp đồng dài hạn hay hợp đồng biên chế cũng có những câu “nếu không hoàn thành nhiệm vụ hay vì lý do nào đó thì chúng tôi (người thuê) có quyền hủy hợp đồng”. Những mong biên chế suốt đời là không thể mơ ở những nước phát triển.
Ai đến tuổi trưởng thành, đi làm đều mong muốn sự ổn định, có nhà cửa và gia đình, có công việc suốt đời. Đó là một giấc mơ thuộc tầm… nhân loại.
Người ta bàn nhiều đến biên chế và ngoài biên chế. Mỗi cách lựa chọn có mặt tốt, mặt xấu. Tuy nhiên, với xu hướng biên chế tại nước ta hiện nay thì nó đã biến tướng vì tạo ra một lực lượng khổng lồ trong biên chế nhưng làm việc không hiệu quả, thủ trưởng không có quyền đuổi việc ngay cái rụp như TT Trump đuổi giám đốc FBI James Comey.
Chế độ hợp đồng có thời hạn đang là xu hướng chung của thế giới. Ngay tại World Bank, từ năm 2015, để có công việc suốt đời, nhân viên phải trải qua hợp đồng 3 năm đầu tiên, sau đó kéo dài 5 năm, và cuối là 7 năm. Trong 15 năm đó nhân viên luôn làm tốt sẽ được vào biên chế. Cách đó làm nhân viên nai lưng mà làm cho tốt.
Thời của TT Trump cũng sẽ mạnh tay với biên chế bên hệ thống hành chính công, chuyển đổi sang hợp đồng có thời hạn tại tất cả các bộ ngành của Hoa Kỳ.
Theo Báo cáo 2035 của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có khát vọng đến năm 2035 trở thành một nước công nghiệp hiện đại, hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng.
Trong sáu vấn đề quan trọng thì báo cáo đã nhấn mạnh về nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực kinh tế tư nhân làm trung tâm.
Đã là tư nhân thì biên chế suốt đời là xa vời. Xu hướng phát triển là thế thì bàn bỏ biên chế như Bộ Giáo dục từ bây giờ là vừa.
Vào biên chế nhẹ nhàng như người viết bài này sẽ thấy nhàm chán nếu công việc lương thấp, không sáng tạo, một lúc nào đó sẽ bỏ mà đi.
Nếu hộ khẩu không còn là cái chứng chỉ cho con đi học, mua nhà, mua xe, đăng ký kết hôn, thì việc chuyển sang hợp đồng sẽ thuộc về hiến pháp “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng” kể cả quyền cư trú. Đừng như chàng trai thế kỷ trước, cưới đại cô vợ chỉ vì muốn có hộ khẩu Thủ đô.
Rồi cha mẹ sẽ thấy vui nếu con mình thôi công việc “ngồi giữ ghế” để sang một công việc không biên chế nhưng lương cao, đãi ngộ tốt và nhìn thấy đường thăng tiến trong minh bạch.
Chắc chắn ông bố bà mẹ đó sẽ không phải làm như như hai cụ nhà này ở thế kỷ trước: Đánh điện “về ngay bố ốm” chỉ vì nghe tin con bỏ biên chế.