Người càng giàu càng tránh tiếp xúc với người thu nhập thấp hơn không phải vì coi thường mà bởi 2 LÝ DO

Nếu trình độ kinh tế giữa 2 người quá chênh lệch thì dù 2 người có thể giao tiếp với nhau trong thời gian ngắn cũng khó có thể duy trì mối quan hệ lâu dài và trở thành bạn thân.
Theo kết quả thực nghiệm của các nhà tâm lý học, phần lớn người giàu thích kết giao với những người có cùng mức độ kinh tế với mình, không thích kết giao với người có thu nhập thấp hơn quá nhiều. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là ở 2 điều sau.

1. Sự kiên cố hóa giai cấp

Từ xa xưa đến nay, xã hội đã được chia thành nhiều giai cấp. Thời xa xưa có 2 tầng lớp rõ rệt là quý tộc và dân thường. Ngay cả trong xã hội ngày nay cũng ngầm phân chia thượng lưu, trung lưu và người có mức sống thấp hơn.

Các giai cấp ở thời cổ đại hầu hết được phân biệt theo huyết thống. Nhưng ở thời hiện đại, xã hội thường phân biệt theo tài sản và địa vị kinh tế.

Người càng giàu càng tránh tiếp xúc với người thu nhập thấp hơn không phải vì coi thường mà bởi 2 LÝ DO - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Trong bộ phim kinh điển “Titanic”, ngoài câu chuyện tình yêu sâu sắc, phim còn diễn giải một cách hoàn hảo về tầng lớp xã hội lúc bấy giờ.

Trong một chuyến tàu có hạng trên và hạng dưới. Tầng trên đi hạng nhất, tầng dưới đi hạng ba. Các nhân vật trong phim sống cuộc sống rất khác nhau ở hạng nhất và hạng ba.

Trong khoang hạng nhất, những người thượng lưu được nếm thử rượu ngon nhất, nghe những bản nhạc du dương và khiêu vũ với những bước nhảy uyển chuyển. Nhưng ở hạng ba, mọi người chỉ có thể giải trí và uống bia với chi phí thấp hơn.

Mặc dù họ sống cuộc sống hoàn toàn khác nhau, nhưng chỉ cần không làm phiền nhau thì họ đều có thể yên tâm. Tuy lối sống khác nhau nhưng họ có thể tìm thấy hạnh phúc trong môi trường riêng của mình.

Nhưng đằng sau hoàn cảnh tưởng chừng như hài hòa ấy lại ẩn chứa một vấn đề xã hội nghiêm trọng, đó là vấn đề kiên cố hóa giai cấp. Nghĩa là khó vượt qua những rào cản của giai cấp.

Các tầng lớp xã hội vững chắc, trong các nhóm của mỗi tầng lớp đều ở trạng thái tương đối khép kín, cho dù các cá nhân muốn thay đổi mức sống bằng nỗ lực của chính mình và phá bỏ xiềng xích của sự phân chia, nhưng vẫn khá khó khăn.

Xét từ góc độ xã hội học, hiện tượng cố định giai cấp trong xã hội rõ ràng thì tình hình xã hội ổn định. Những người sống thu nhập thấp hơn khó vươn tới tầm cao mới sẽ dần dần thích nghi với hiện tại.

Người thu nhập thấp và người giàu sống ở những môi trường hoàn toàn khác nhau và hầu như không có cơ hội giao tiếp. Nói cách khác, có rất ít chủ đề chung giữa 2 bên.

2. Khác biệt về quan điểm

Trên thực tế, yếu tố hạn chế người thu nhập thấp vượt qua rào cản không chỉ là của cải vật chất, mà còn về mặt tư duy.

Nhiều người nghèo dành cả cuộc đời để theo đuổi sự ổn định và thoải mái, vì vậy một khi mức sống đạt đến mức mong muốn, họ sẽ ngừng cố gắng. Nhưng người giàu thì khác, vì họ được tiếp cận với nhiều thứ mới hơn, nhiều thông tin và nguồn lực xã hội hơn nên họ có tầm nhìn rộng hơn. Dưới ảnh hưởng của kiểu suy nghĩ này, họ có nhiều khả năng thành công hơn.

Người càng giàu càng tránh tiếp xúc với người thu nhập thấp hơn không phải vì coi thường mà bởi 2 LÝ DO - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Nền tảng kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tầm nhìn và tầm nhìn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, trình độ của con người. Chính vì vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng, nền tảng kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề này.

Tuy nhiên, dù chúng ta đang có điều kiện sống thế nào cũng không cần phải so sánh bản thân với người khác, chỉ cần là chính mình. Mỗi người đều có cách sống riêng, dù nghèo khó hay giàu sang thì cũng phải vươn lên, khiến cho bản thân hạnh phúc hơn mỗi ngày.

Đổ nước này vào tưới lan: Cây đang suy dinh dưỡng cũng xanh tươi, hoa nở bung, tuôn dài như suối

Đây là bí quyết được những người đam mê trồng lan truyền tai nhau và để lại những kết quả rất tích cực.

Dùng nước mì chính tưới lan

Mì chính không chỉ là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng để giúp cho món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn hơn mà mì chính còn có lợi cho sự phát triển của hoa lan. Mì chính có nhiệm vụ kích thích hormone tăng trưởng để lan ra hoa nhanh, hoa nở nhiều hơn, hoa lâu tàn.

F6A74975-2A8A-47CE-8011-5A466646759F

Bước 1: Cho 1 thìa cà phê mì chính vào 1 lít nước sạch, khuấy đều cho tan mì chính

Bước 2: Cho vào bình xịt để xịt xung quanh gốc cây hoặc đổ hỗn hợp vào rễ lan, 3 lần/tuần vào sáng sớm.

Trong mì chính có chứa nhiều đạm, nuôi cây mập mạp và ra rễ nhanh hơn. Ngoài ra, mì chính còn đóng vai trò kích thích hormone tăng trưởng để lan ra hoa nhanh và nhiều hơn so với thông thường.

C220BCEB-BC66-4320-80C5-859C66B7E029

Những loại nước khác tưới tốt cho hoa lan

Hoa lan là một loài hoa có giá trị kinh tế cao nhưng cây hoa lan khác với một số loại cây trồn khác, hoa lan là một trong những loại cây khó tính, cần chăm sóc cẩn thận, không cần sử dụng quá nhiều phân bón cho vây, sử dụng nước bình thường để tưới cây đúng cách là được. Nhưng để cây lan phát triển khỏe mạnh, tươi tốt có thể sử dụng một số loại nước dưới đây để tưới cho lan.

Dùng nước vo vạo tưới lan

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nước vo gạo chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất,…có lợi cho sự phát triển của hoa lan và nhiều loại cây cảnh khác. Do đó, khi sử dụng nước vo gạo tưới cho hoa lan sẽ có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình nảy rễ mới, cây sẽ nhanh chóng phát triển, khỏe mạnh, sớm đâm chồi và cho hoa sớm, phòng trừ được bệnh héo rũ, thối gốc ở lan.

Cách làm như sau:

Bước 1: Pha loãng nước vo gạo đặc với nước sạch theo tỷ lệ 1:2

Bước 2: Đổ hỗn hợp nước vừa pha vào bình xịt, phun xương cho lan vào buổi sáng

Dùng nước chuối tươi tưới cho lan

Cách làm:

Bạn hãy sử dụng nước chuối tươi đun lên lọc bỏ bã làm phân bón tưới cây, nước sử dụng để làm nước tưới sẽ có tác dụng giúp cây phát triển nhanh, ra hoa nhiều.

Bước 1: Lấy 100g chuôi chín băm nhỏ, cho vào nồi nấu chín với 1 lít nước sạch

Bước 2: Khi nước sôi hãy đun nhỏ lửa trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Để hỗn hợp nguội hẳn hãy cho chúng vào máy xay để xay thật nhuyễn. Sau khi xay nhuyễn cho thêm 1 lít nước sạch.

Bước 3: Dùng miếng vải lọc tách riêng phần bã và phần nước chuối

Phần bã chuối sử dụng làm phân cho địa lan hoặc các cây cảnh khác, phần nước đổ trong chai kín có nắp đậy dụng dần, bảo quản trong nhiệt độ mát. Khi tưới hãy tưới dung dịch nước tưới vào xung quanh gốc lan, định kỳ 15-30 ngày tưới một lần.

Bạn hãy dùng nước rửa cá, thịt tưới cho lan

Cách làm:

Mới nghe qua nhiều người sẽ thấy ngạc nhiên nhưng theo các chuyên gia trồng lan thì nước rửa thịt, cá được nhiều chủ vườn sử dụng để tưới cho lan, giúp cho lan phát triển, vì loại nước này chứa nhiều dinh dưỡng rất có lợi cho sự phát triển của lan. Nhưng khi sử dụng nước rửa thịt, cá không được cho muối, các phụ chất khác vào cá thịt trong quá trình rửa

Bước 1: Sử dụng nước rửa, thịt cá hoặc sử dụng nước vo gạo để rửa thịt cá

Bước 2: Đổ hỗn hợp nước vào bình xịt, phun xương cho lan vào buổi sáng

Dùng nước chè xanh tưới cho lan

Nước chè có tác dụng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho lan, phòng tránh các bệnh liên quan đến nấm hại.

Bước 1: Nước chè pha loãng với nước trắng theo tỷ lệ 1:10 đổ vào bình xịt

Bước 2: Xịt nước vào xung quanh thân thân hoa lan, không nên để nước chè qua đêm mới tưới vì nước chè đã bị biến đổi chất, tạo ra nhiều tính kiềm gây hại cho phong lan.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *