Rửa bát thuê nuôi 3 người bệnh tật, cô bé 18 tuổi vẫn giành học bổng 1 tỷ đồng

Để có thể trang trải chi phí cho 3 người bệnh, Nguyễn Thị Oanh phải nhận đủ việc từ đi rửa bát thuê, nhặt ve chai đến giúp việc, dọn dẹp theo giờ.

Nguyễn Thị Oanh (18 tuổi) sinh ra trong một gia đình khó khăn tại xóm Phú Thành, xã Hưng Thành, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.

Gia đình Oanh vốn thuộc hộ nghèo. Bà ngoại em đã 96 tuổi, nằm liệt giường. Còn một ông trẻ bị mù không thể tự chăm sóc bản thân. Mẹ của Oanh sức khỏe cũng yếu, từng phải nằm viện 3 tháng điều trị đau xương, không đi lại được.

Hằng ngày, mẹ Oanh phải dậy từ 3-4h ra đồng hái rau để đem ra chợ bán kiếm thêm thu nhập nuôi 4 người trong một căn nhà đã xập xệ. Có những hôm, trong nhà hết gạo, Oanh lại cùng mẹ cầm đèn pin đi bắt ếch nhái suốt đêm để chạy đói.

Điều đặc biệt là dù bận rộn đến đâu, Oanh cũng không lơi là việc học khi liên tục đạt học sinh giỏi các cấp nhiều năm liền.

Những năm cấp 1, cấp 2, em học tốt môn tiếng Anh và từng đạt giải nhì và giải ba học sinh giỏi tiếng Anh và Văn cấp huyện. Đến khi học cấp 3, Oanh lại học tốt thêm cả môn Toán, Địa và Giáo dục công dân. Điểm tổng kết của em luôn ở mức 8, 9 phẩy. Suốt 12 năm đèn sách, Oanh liên tiếp giành danh hiệu Học sinh giỏi.

Nhà nghèo không có tiền đi học thêm nên Oanh thường mượn vở của các bạn để ghi chép lại rồi học theo. Bạn bè, thầy cô đều thương cho hoàn cảnh của cô nữ sinh nghèo nhưng hiếu học nên giúp đỡ hết mình.

Rửa bát thuê nuôi 3 người bệnh tật, cô bé 18 tuổi vẫn giành học bổng 1 tỷ đồng - 1

Nguyễn Thị Oanh là sinh viên duy nhất đạt học bổng trị giá 1 tỷ đồng của đại học BUV.

Khó khăn này chưa qua thì khó khăn khác lại ập đến với Oanh. Thời điểm em chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp năm 2020 thì cũng là lúc bà ngoại em qua đời. Cú sốc đến bất ngờ lấy đi người bà mà Oanh yêu thương, chăm sóc suốt mấy năm qua. Đấy cũng là lúc mà Oanh quyết định sẽ không đi học đại học mà thay vào đó kiếm một công việc làm thuê nào đấy để đủ tiền nuôi gia đình.

Trong lúc đang suy nghĩ mình phải làm công việc gì sau khi tốt nghiệp, Oanh may mắn được cô giáo Vũ Thị Dung – người sáng lập tổ chức Khát Vọng – giới thiệu tới học bổng của đại học BUV. Oanh gọi cô Dung là mẹ bởi cô chính là người truyền cảm hứng cũng như động lực giúp em biết trân quý cuộc sống và vượt qua khó khăn.

Khi được cô giáo Dung giới thiệu học bổng, Oanh đã tự tìm hiểu và làm thủ tục, hồ sơ nộp cho nhà trường. Sau đó trường yêu cầu làm bài luận thì em viết đúng cảm xúc chân thật cuộc sống của mình. Em phải trải qua 2 vòng xét tuyển hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp.

Và bài luận chân thực được khắc họa từ 18 năm “thử lửa” của cô gái đã được đánh giá cao.  “Tôi tin rằng cuộc sống dù khó khăn thế nào, chỉ cần biết tin tưởng, nỗ lực thì chẳng có gì là không thể. Giá trị của mỗi con người là do chính chúng ta tự tạo nên”, trích một phần Oanh viết trong bài luận.

Tháng 7/2020, Oanh là sinh viên duy nhất đạt được học bổng có tên “Trái tim sư tử” với giá trị một tỷ đồng cho 3 năm học chính và một năm học tiếng Anh tại trường.

Dù cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng nữ sinh Nghệ An tràn đầy niềm tin vào tương lai. Em cũng đang nỗ lực cố gắng cho những kế hoạch cho sau này.

Cô gái mồ côi gốc Việt sinh ra tại Cần Thơ thành sao Hollywood: “Tôi không biết mẹ ruột mình là ai”

Cô gái mồ côi gốc Việt sinh ra tại Cần Thơ thành sao Hollywood: “Tôi không biết mẹ ruột mình là ai, còn sống hay đã chết”

Cái tên Lana Condor bắt đầu được biết đến tại Hollywood lần đầu tiên vào năm 2016 qua vai diễn dị nhân Jubilee trong phim X-men:

Apocalypse. Vai diễn đầu tay đã được tham gia vào một series bom tấn, đây là điều bất cứ diễn viên nào tại Hollywood cũng đều khao khát.

Sau thành công trong X-men, Lana tiếp tục nhận một vai nhỏ trong phim Patriots day có tài tử Mark Walhberg đóng chính. Và chỉ vỏn vẹn 2 năm sau, cô gái sinh năm 1997 đã thuận lợi có được vai nữ chính trong một bộ phim điện ảnh của Hollywood. To all the boys I’ve loved before – bộ phim tình cảm do Lana đóng chính vừa ra mắt trên kênh Netflix đã gây được tiếng vang lớn, tiếp nối làn sóng trỗi dậy của các diễn viên gốc Á tại kinh đô điện ảnh thế giới.

Lana mang trong mình dòng máu 100% thuần Việt, là một đứa trẻ bị bỏ rơi được cặp vợ chồng người Mỹ nhận nuôi tại một trại cô nhi ở Cần Thơ khi mới 2 tháng tuổi. Tâm sự với tờ Elle, Lana cho hay mọi người thường thấy ngại ngùng khi đề cập đến việc cô là con nuôi nhưng bản thân cô gái gốc Việt lại rất cởi mở về nguồn gốc của mình.

“Bố mẹ tôi thường mặc đồ truyền thống Việt Nam trong ngày di sản ở trường. Bố mẹ còn muốn tôi thử ăn đồ Việt Nam để biết về nguồn cội của mình”, nữ diễn viên trẻ kể.

Sinh ra là người châu Á nhưng lại có bố mẹ da trắng, Lana cảm thấy dễ dàng liên hệ được với nhân vật mà mình thủ vai trong To all the boys I’ve loved before bởi cô gái trong câu chuyện có gốc Hàn Quốc, sống với bố người Mỹ.

Kể về người mẹ ruột Việt Nam của mình, Lana chia sẻ: “Tôi không biết gì về mẹ ruột. Tôi có suy nghĩ về người mẹ sinh ra mình nhưng tôi không biết bà là ai, bà đang ở đâu, còn sống hay đã chết. Từ khi còn nhỏ tôi luôn coi mẹ nuôi là mẹ mình và yêu bà bằng cả trái tim”.

Năm 1997, bố mẹ nuôi của Lana – ông Bob Condor và bà Mary Haubold đã lặn lội nửa vòng Trái đất đến Việt Nam xa xôi với mong muốn nhận nuôi một bé gái. Cặp vợ chồng người Mỹ kết hôn khá muộn, khi cả hai đã 35 tuổi nên họ gặp nhiều khó khăn trong việc có con. Bà Mary Haubold sảy thai nhiều lần và phải từ bỏ việc sinh con dù khao khát có được một gia đình trọn vẹn.

Đầu tiên, hai vợ chồng muốn nhận nuôi con tại Trung Quốc vì nơi đây có quá nhiều bé gái bị bỏ rơi, đó là hậu quả của chế độ chỉ cho phép sinh một con. Nhưng rồi định mệnh đưa ông bà đến với Việt Nam vì có lời đồn rằng việc nhận con nuôi tại đây nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Suốt nhiều tháng rong ruổi khắp các cô nhi viện từ Bình Dương đến TP HCM, ông bà Condor tiêu tốn hàng chục nghìn đô la tiền đặt cọc làm hồ sơ cũng như chi phí sinh hoạt tại nơi đất khách quê người nhưng vẫn không có được một cơ may nhận con. Những hy vọng tưởng như sắp tắt, thần may mắn đã mỉm cười với họ. Một cô nhi viện tại Cần Thơ đã gọi điện cho họ với lời quảng cáo rằng ở đó có rất nhiều “bé trai vô địch”.

Lặn lội đến tỉnh miền Tây trong một ngày mưa gió, lội qua nhiều con đường bùn đất, hai ông bà mới tìm được tới cô nhi viện.

Khi vừa tiếp xúc với những đứa trẻ tại đây, ông Bob Condor đã bị thu hút ngay bởi một bé gái xinh xắn, và ông có cảm nhận rằng cô bé chính là con gái mình. Bé gái có tên khai sinh là Trần Đồng Lan, lập tức được ông bà Condor nhận nuôi và đặt tên là Lana với ý nghĩa gần với tên gốc của cô.

Quá xúc động trước hoàn cảnh của các em bé mồ côi Việt, ông bà quyết định nhận nuôi thêm một bé trai hơn Lana 3 tháng tuổi và đưa cả 2 anh em về Mỹ.

Tuy thiệt thòi vì là cô nhi nhưng Lana Condor lại may mắn khi được một gia đình Mỹ giàu có và học thức nhận nuôi. Bố nuôi Lana là một nhà báo hai lần nhận đề cử giải thưởng Pulitzer danh giá.

Cô lớn lên trong sự bao bọc của gia đình, có riêng bảo mẫu người Việt Nam, được theo học các trường nghệ thuật danh tiếng hàng đầu nước Mỹ.

Và bằng tài năng của mình, cô gái mồ côi gốc Việt đã có được chỗ đứng tại Hollywood, nơi vốn không có nhiều sự ưu ái cho các gương mặt châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Và năm nay, “cơn sốt mới nổi” Lana Condor là một minh chứng cho những nổ lực của tài năng mang trong mình dòng máu thuần Việt.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *